TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC
***
|
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THI OLYMPIC TRIẾT HỌC NĂM 2021
------------
Kính gửi:
|
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Ban lãnh đạo Hội Triết học
- Ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ban chủ nhiệm Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Ban chủ nhiệm Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
- Ban chấp hành Đoàn trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chính trị học, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
- Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Nội vụ
|
Thiết thực chào mừng và hưởng ứng các hoạt động nhân sự kiện trọng đại, thành lập và đại hội toàn quốc lần thứ nhất Hội Triết học; Là một trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Triết học (25/4/2011 - 25/4/2021), 45 năm Bộ môn Triết học, Khoa Giáo dục Chính trị (1976 - 2021) và 70 năm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1951 - 2021), Khoa Triết học, Trường ĐHSP Hà Nội xây dựng kế hoạch và đăng cai tổ chức Olympic Triết học năm 2021.
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1. Mục đích, ý nghĩa
Nâng cao nhận thức, hiểu biết chuyên sâu Triết học, lý luận và vận dụng thực tế, thực tiễn cho sinh viên, học viên ngành Triết học, ngành Lý luận Chính trị, Giáo dục Chính trị.
Tạo sân chơi bổ ích, thiết thực, góp phần tạo động lực tích cực, khích lệ, phát huy niềm yêu thích, đam mê học tập, nghiên cứu Triết học của sinh viên, học viên ngành Triết học, ngành Lý luận Chính trị, Giáo dục Chính trị, Giáo dục công dân.
Tăng cường hoạt động giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm học tập, nghiên cứu, vận dụng của sinh viên, học viên ngành Triết học, ngành Lý luận Chính trị, Giáo dục Chính trị, Giáo dục công dân.
2. Đối tượng tham gia
Sinh viên chính quy, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Công dân các trường đại học, học viện.
Khoa Triết học, Trường ĐHSP Hà Nội gửi dự thảo kế hoạch đến Ban chủ nhiệm khoa có đào tạo chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Công dân của các trường đại học, học viện và trân trọng mời tham gia; Ban chủ nhiệm các khoa xem xét, đồng ý cử đội tuyển tham gia. Mỗi đơn vị tham dự thành lập 01 đội tuyển gồm 5 thành viên chính thức và 10 thành viên dự bị, hỗ trợ.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC
1. Nội dung
Kiến thức về Lịch sử triết học phương Đông, Lịch sử triết học phương Tây, Lịch sử triết học Mác - Lênin, Triết học Mác - Lênin và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước ta trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.
Đề cương nội dung sẽ được Ban tổ chức xây dựng, thông qua và gửi đến đơn vị dự thi để chuẩn bị.
2. Hình thức
Olympic Triết học năm 2021 được thi theo hình thức đội tuyển, sân khấu hoá và trải qua 4 phần thi.
Phần 1: Lời chào triết học
- Mỗi đơn vị dự thi dàn dựng và thể hiện phần giới thiệu về khoa (có thể mở rộng là nhà trường), về chuyên ngành đào tạo, tính đặc trưng, liên ngành và sự sáng tạo… với các hình thức nghệ thuật như: hát, múa, đóng kịch, ngâm thơ, kể chuyện, hoạt cảnh, thời trang... Ngoài các thành viên chính thức, các đơn vị có thể sử dụng thêm thành viên dự bị, hỗ trợ để thực hiện phần thi này.
- Thời gian thực hiện phần giới thiệu: 5 phút/đội. Quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm (Quá 30 giây trừ 0,5 điểm trong điểm trung bình chung; quá từ 31 đến 60 giây, trừ 1,5 điểm; quá từ 61đến 90 giây, trừ 3 điểm; Quá từ 90 giây trở lên tính 0 điểm cho phần thi này)
- Tiêu chí chấm điểm
+ Thông điệp về nội dung: 5 điểm
+ Ý tưởng sáng tạo, độc đáo và chất lượng nghệ thuật: 15 điểm
- Tính hấp dẫn, dí dỏm : 5 điểm
Tổng điểm: 25 điểm
* Điểm của phần thi được tính bằng điểm trung bình của các thành viên trong Hội đồng giám khảo (theo thang điểm 20), lấy đến 2 chữ số thập phân.
Phần 2: Thi trắc nghiệm triết học
- Ban tổ chức chuẩn bị ba bộ câu hỏi trắc nghiệm mỗi bộ gồm 30 câu (trong đó có 5 câu bằng tiếng Anh), thi một trong 3 bộ đã chuẩn bị. Mỗi câu có các phương án lựa chọn, chọn đáp án đúng được 1 điểm, sai không được điểm và không bị trừ điểm.
- Mỗi đội cử 4 thành viên tham gia. Tất cả các đội cùng tham gia phần thi trắc nghiệm trong thời gian quy định.
- Hình thức thi online trên google forms, Ban tổ chức sẽ chiếu đường link lên màn hình và mỗi đội sẽ cử 1 bạn đại diện nhập đường link vào smart phone, hoặc máy tính có kết nối internet để làm bài. Kết quả sẽ chấm tự động và công bố sau khi phần thi kết thúc (lưu ý: các đội tự chuẩn bị một gmail và nhớ mật khẩu để đăng nhập làm bài).
- Mỗi đội sẽ được ôn tập 120 câu hỏi trắc nghiệm sau khi Ban tổ chức biên soạn và thẩm định xong (dự kiến đầu tháng 3/2021)
- Thời gian làm bài 25 phút, kể từ lúc bắt đầu nhận đề thi.
Tổng điểm: 30 điểm
Phần 3. Tài năng triết học
- Mỗi đội dự thi biểu diễn 1 tiết mục thể hiện tài năng liên quan đến chủ đề hội thi. Thông qua phần thi, kiến thức Triết học và kiến thức liên quan cũng như sự vận dụng Triết học được nâng tầm nghệ thuật hoá dưới sức sáng tạo của các đội thi.
- Hình thức thể hiện sáng tạo và phong phú: đọc rap, ngâm thơ, kể chuyện, đàn, hát, tiểu phẩm, hoạt cảnh, thời trang…
Thời gian: 6 phút/đội. Quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm (Quá 30 giây trừ 0,5 điểm trong điểm trung bình chung; quá từ 31 đến 60 giây, trừ 1,5 điểm; quá từ 61đến 90 giây, trừ 3 điểm; Quá từ 90 giây trở lên tính 0 điểm cho phần thi này)
Tiêu chỉ chấm điểm:
- Chất lượng nghệ thuật: 5 điểm
- Sự gắn kết nội dung và phản ánh tính sáng tạo nghệ thuật liên quan đến chủ đề hội thi: 15 điểm
- Thông điệp lan tỏa triết học đối với xã hội và tính đặc trưng, ý nghĩa triết học của phần trình diễn: 5 điểm
Tổng điểm 25 điểm
Phần 4. Hùng biện
- Mỗi đội cử 01 hoặc 1 nhóm thí sinh tham dự.
- Thí sinh sẽ được bốc thăm các chủ đề trong các chủ đề đã được Ban tổ chức thông tin
- Thí sinh được chuẩn bị trong thời gian 01 phút và trình bày trong thời gian tối đa là 05 phút.
- Tranh biện/tranh luận theo cặp đối kháng: Sau khi thuyết trình chủ đề, thí sinh thi hùng biện thực hiện phần tranh biện/tranh luận với các câu hỏi, tình huống đặt ra của thí sinh thi hùng biện của đội theo cặp đối kháng. Thời gian tranh biện/tranh luận là 3 phút
- Nội dung hùng biện (đã bốc thăm ngày 13/1/2021)
+ Triết học và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái (Học viện Thanh thiếu niên)
+ Triết học và vấn đề đạo đức xã hội (Khoa Chính trị, ĐHSP HN 2)
+ Triết học và vấn đề văn hóa kinh doanh
+ Triết học và vấn đề phát triển bền vững (Khoa Triết học, ĐHSP HN1)
+ Triết học và nhận thức, hành động của tuổi trẻ trước thời cơ, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Khoa Triết học, ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN).
+ Triết học với giá trị, trách nhiệm, tình yêu thương con người, cộng đồng, quê hương, đất nước.
(Chú ý: Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Nội vụ Hà Nội lựa chọn 1 trong 2 nội dung hùng biện chưa bốc thăm trên).
- Tiêu chí chấm điểm:
+ Cấu trúc lôgíc, chặt chẽ: 5 điểm
+ Thông điệp nội dung rõ ràng, thuyết phục: 5 điểm
+ Ngôn ngữ thể hiện sinh động, thuyết phục (lời nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể): 5 điểm
+ Năng lực tranh biện (thái độ, sức thuyết phục): 5 điểm
Tổng điểm 20 điểm
III. LỊCH TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM, BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM HỘI THI
1. Lịch trình
- Công tác chuẩn bị:
+ Tháng 10/2020, Khoa Triết học gửi thông báo chính thức đến các khoa của các trường đại học, học viện; các đơn vị đăng ký tham gia.
+ Từ tháng 1/2021: đội tuyển Olympic Triết học của các trường đại học, học viện tập luyện.
+ Ngày 13/1/2021 họp Ban tổ chức lần 1
+ Ngày 28/2/2021 các đơn vị tham gia nộp hệ thống bộ câu hỏi trắc nghiệm, nội dung hùng biện theo phân công về Ban tổ chức hội thi.
+ Ngày 2/3/2021 Ban tổ chức xây dựng, thống nhất, thông qua hệ thống bộ câu hỏi trắc nghiệm và các nội dung liên quan đến hội thi.
+ Ngày 5/3/2021 Ban tổ chức gửi câu hỏi đi phản biện.
+ Dự kiến ngày 10/3/2021 gửi 120 câu hỏi trắc nghiệm tới các đội thi ôn tập.
+ Ngày 15/3/2021 dự kiến gửi nhà xuất bản bản thảo.
+ Dự kiến ngày 15/4/2021 tổng duyệt chương trình.
+ Ngày 20/4/2021 có sách đã xuất bản.
- Thời gian tổ chức hội thi: Dự kiến chiều thứ 7 ngày 24/4/2021
2. Địa điểm (Tùy vào tình hình dịch bệnh, Ban tổ chức sẽ thông báo cụ thể)
Địa điểm dự kiến: Hội trường nhà K, Trường ĐHSP Hà Nội, 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội (hoặc Hội trường 11-10, Trường ĐHSP Hà Nội 1)
3. Ban tổ chức và Ban giám khảo
- Ban tổ chức: Khoa Triết học, Trường ĐHSP Hà Nội và mỗi đơn vị tham gia cử 01 đại diện vào Ban tổ chức
- Ban giám khảo: 09 thành viên
+ Hội Triết học: 01 thành viên
+ Đơn vị tham gia, mỗi đơn vị cử 01 người tham gia Ban giám khảo: 06 thành viên
+ Đại diện cơ quan (TW Đoàn hoặc Ban Tuyên giáo TW): 01 thành viên.
+ Đại diện Vụ lý luận chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo 01 thành viên
- Thư ký (3 thành viên): Khoa Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội 1 thành viên; Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 1 thành viên, Khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1 thành viên).
IV. KINH PHÍ VÀ GIẢI THƯỞNG
1. Kinh phí
- Kinh phí tổ chức: Toàn bộ kinh phí tổ chức, làm back drop, thuê trang âm, loa máy, hoa, nước uống, giải thưởng…. do Khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 chịu trách nhiệm.
- Kinh phí tập luyện, trang phục, đạo cụ: Các đội tuyển tự lo
2. Giải thưởng (dự kiến)
01 Giải nhất: 1.500.000đ + Kỷ niệm chương, Chứng nhận của Ban tổ chức và cờ thưởng
01 Giải nhì: 1.000.000đ + Kỷ niệm chương, Chứng nhận của Ban tổ chức và cờ thưởng
01Giải ba: 500.000đ + Kỷ niệm chương, Chứng nhận của Ban tổ chức và cờ thưởng
03 Giải khuyến khích + Kỷ niệm chương, Chứng nhận của Ban tổ chức và cờ thưởng
V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN VỀ KIẾN THỨC, BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Quy định về nội dung kiến thức chuyên ngành và liên quan
- Mỗi đơn vị tham gia hội thi gửi về Ban tổ chức 50 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án (sẽ có 5 câu được dịch sang tiếng Anh sau khi Ban tổ chức họp thống nhất), mỗi câu có 02 đến 04 phương án trả lời, có 1 phương án trả lời đúng nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm bản quyền về các câu hỏi và trả lời đó.
- Các câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình học của sinh viên chuyên ngành.
- Các tài liệu chính thức sử dụng để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm được thống nhất trong Ban tổ chức và thông tin công khai, minh bạch đến các đội tuyển tham gia hội thi trước 15/11/2020.
2. Yêu cầu cụ thể
- Về việc xây dựng bộ câu hỏi, trả lời trắc nghiệm
Để tránh trùng lặp giữa các câu hỏi và vấn đề bản quyền sau này phục vụ cho việc in sách. Ban Tổ chức đề nghị các đơn vị cử 2 cán bộ ra đề thi và chịu trách nhiệm về nội dung đề và đáp án. Ban Tổ chức xin phép được phân công nhiệm vụ soạn các phần như sau:
+ Khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chịu trách nhiệm biên soạn 50 câu hỏi trắc nghiệm và trả lời phần lịch sử Triết học phương Tây.
+ Khoa Triết học Đại học Sư phạm Hà Nội 1 chịu trách nhiệm biên soạn 50 câu hỏi trắc nghiệm và trả lời phần lịch sử Triết học phương Đông.
+ Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chịu trách nhiệm biên soạn 50 câu hỏi trắc nghiệm và trả lời phần Lịch sử triết học Mác; Vận dụng lý luận Triết học Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và quá trình xây dựng CNXH, CNH, HĐH,…
+ Khoa Chính trị học - Đại học Sư phạm Hà Nội 2 chịu trách nhiệm biên soạn 50 câu hỏi trắc nghiệm và trả lời phần Triết học Mác - Lênin.
- Về mức độ phân hoá câu hỏi trắc nghiệm: câu dễ chiếm 40%, câu hỏi mức trung bình 30%, câu hỏi khó 30%, trong 50 câu hỏi của mỗi đơn vị có 4 câu bằng tiếng Anh.
--------------
Khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, cùng với các thành viên Ban Tổ chức Hội thi Olympic Triết học xây dựng kế hoạch này để gửi đến các khoa của các trường đại học, học viện. Khoa Triết học, Trường ĐHSP Hà Nội rất mong hoạt động hợp tác, chia sẻ, giao lưu học thuật, kinh nghiệm, công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập Triết học nói chung, các môn khoa học Mác – Lênin, Giáo dục Chính trị, Lý luận Chính trị, Giáo dục Công dân giữa các nhà trường, trường đại học, học viện được tăng cường hơn nữa. Olympic Triết học, Olympic các môn khoa học Mác – Lênin đã được tổ chức theo những cấp độ, quy mô khác nhau, rất cần tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh.
Kính mong Ban chủ nhiệm các khoa chuyên ngành, các trường đại học, học viện, các nhà khoa học, đội ngũ giảng viên, sinh viên, học viên, các cơ quan quản lý Nhà nước, các trung tâm, viện nghiên cứu quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện hỗ trợ, duy trì, phát triển hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa này.
Nhận được kế hoạch này, Khoa Triết học rất mong quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, Ban chủ nhiệm các khoa chuyên ngành đào tạo Triết học, Giáo dục Chính trị, Chính trị học, Giáo dục Công dân, Lý luận Chính trị của các trường đại học, học viện phản hồi thông tin.
Mọi thông tin chia sẻ, xin gọi đến TS Nguyễn Duy Nhiên, Trưởng khoa Triết học, Trường ĐHSP Hà Nội: 0987629299; email: nhiennd@hnue.edu.vn và TS Hồ Công Đức: 0978622844, giảng viên khoa Triết học Trường ĐHSP HN.
Xin trân trọng cảm ơn!
|
BAN TỔ CHỨC HỘI THI
(Đã ký)
TS. Nguyễn Duy Nhiên
|