HÃY ĐẾN VỚI TRIẾT HỌC - ĐẾN VỚI SỰ VĨ ĐẠI - ĐẾN VỚI SỰ THÔNG THÁI
Người thầy dạy triết học muốn học trò lắng nghe, trước hết phải có lòng tự trọng và không ích kỷ. Trong lịch sử nhân loại, không có nhà triết học có tên tuổi nào mà lạ có tính kiêu căng tự phụ, tự cho là bản thân mình cái gì cũng biết, cũng hơn người. Chính những phẩm chất ấy làm tổn thương lớn đến khoa học này, và chính triết học là kẻ thù không đội trời chung với những kẻ tham lam, ích kỷ, tự kiêu tự đại, có quyền chức là chà đạp lên mọi đạo lý, xem thường thành quả lao động của người khác. Trong cuộc đời này, tất cả những ai đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp, được mọi người kính trọng, là người ấy đã tự phát trở thành nhà triết học, bất kể họ làm khoa học gì. Ở đây không có sự so sánh Đại gia với nhà Thông thái. Đây là hai khái niệm rất khác biệt. Chúng ta hãy điểm lại trong lịch sử loài người, có vĩ nhân nào mà lại không có những triết lý sâu sắc, uyên thâm làm lay động lòng người. Triết học không hề khó, không trừu tượng như nhiều người quan niệm, cái khó nhất là ở chỗ ai muốn có nó, muốn hiểu nó thì phải xem đó là nơi khắc nghiệt nhất, nhân văn nhất và cũng là nơi cần thiết nhất. Rất mong mọi người có cái nhìn yêu thương, thiện cảm từ đáy lòng đến triết học, bởi vì trên thực tế có những người khoác áo triết học, nhưng lại là kẻ thù không đội trời chung của triết học. Những người có lương tri hãy đến với triết học, một xã hội nhân văn không thể thiếu triết học!
Tin bài: PGS.TS Lê Văn Đoán