MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KHOA TRIẾT HỌC
1. Khoa Triết học - quá trình hình thành và phát triển
Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập vào ngày 5 tháng 4 năm 2011 theo quyết định số 7265/QĐ- BGD&ĐT ngày 17 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định về việc giao nhiệm vụ cho Trường đào tạo ngành Triết học ở trình độ cử nhân đại học; ngày 03 tháng 11 năm 2008 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục được giao nhiệm vụ đào tạo ngành Triết học ở trình độ Thạc sĩ.…. tiền thân là Tổ Triết học, Khoa Giáo dục chính trị, có bề dày nghiên cứu và giảng dạy triết học hơn 40 năm. Tuy mới được thành lập nhưng Khoa đã có thành tích đáng kể trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động đoàn thể.
2. Nhiệm vụ đào tạo
- Khoa Triết học có nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Triết học bậc đại học và sau đại học:
+ Đào tạo cử nhân Triết học, hệ chính quy tập trung: thời gian đào tạo 3 năm rưỡi đến 4 năm.
+ Đào tạo Thạc sĩ Triết học, hệ tập trung, thời gian đào tạo 2 năm.
+ Đào tạo Tiến sĩ Triết học, hệ tập trung, thời gian đào tạo 3 năm.
- Giảng dạy môn Những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin cho tất cả các chuyên ngành sinh viên toàn trường.
- Giảng dạy môn Triết học cho học viên cao học các chuyên ngành trong toàn trường.
- Nghiên cứu khoa học về các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng cho công tác đào tạo và giải quyết các vấn đề đặt đối với thời đại hiện nay.
3. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo tập trung vào việc trang bị cho sinh những kiến thức nền tảng về triết học phương Tây, triết học phương Đông, triết học Mác-xít và lịch sử tư tưởng Việt Nam làm cơ sở cho việc phát triển khả năng nghiên cứu chuyên sâu. Đồng thời, chương trình đào tạo trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành về phương pháp giảng dạy triết học nhằm giúp sinh viên có thể đảm đương tốt vị trí giáo viên, giảng viên khi ra trường.
4. Đầu vào của sinh viên
Hiện nay, Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT trong cả nước với các tổ hợp các môn xét tuyển sau: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (Mã tổ hợp DO1, DO2, DO3 ); Toán, Văn, Sử (Mã tổ hợp CO3); Văn, Sử, Địa (Mã tổ hợp COO);….
5. Chuẩn đầu ra sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Kiến thức: Có hệ thống những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về các môn triết học phương Đông, triết học phương Tây, triết học Mác - Lênin và lịch sử tư tưởng Việt Nam; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục; những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức triết học và khoa học sư phạm vào lý giải các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, cán bộ lý luận chính trị, cán bộ công tác trong lĩnh vực chính trị xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
- Có khả năng sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.
6. Cơ hội học tập và vị trí việc làm
Sau khi ra trường, cử nhân Triết học được đào tạo tại Khoa có thể tiếp tục theo học thạc sỹ và nghiên cứu sinh tại Khoa hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước và ngoài nước. Cử nhân Triết học đạt loại xuất sắc có thể được giữ lại làm công tác giảng dạy tại trường.
Cử nhân triết học có khả năng làm tốt các công tác:
- Giảng dạy tại các học viện, các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trung học phổ thông,...
- Nghiên cứu viên tại các viện và học viện về chuyên ngành triết học, nghiên, cán bộ khoa học lý luận chính trị, … giảng dạy và nghiên cứu các môn khoa học triết học, lý luận chính trị ở trình độ đại học tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ quan lý luận, các tổ chức chính trị - xã hội,… Có đủ khả năng tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ thạc sĩ khoa học Triết học hoặc các ngành gần với triết học, như: Giáo dục chính trị, Chính trị học, Lý luận chính trị, Hồ Chí Minh học,…
7. Một số cựu sinh viên tiêu biểu trưởng thành từ khoa Triết học – Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Lê Thị Tươi – sinh viên khóa 1, hiện đang là giảng viên Đại học Nội Vụ
2. Phạm Thị Thơm – Giảng viên Đại học Thủ Đô
3. Chu Thị Hương - Giảng viên Đại học Thái Nguyên
4. Trường – Giảng viên Cao đẳng giao thông
5. Nguyễn Văn Huân – Giảng viên học viện kỹ thuật Hậu cần An ninh nhân dân
6. Nguyễn Văn Quyến - Giảng viên học viện An ninh nhân dân
7. Phương – Học viện Chính trị Công an nhân dân
8. Nguyễn Tuấn Anh – Quân đội
9. Nguyễn Chí Công – Du học Trung Quốc
Tin, bài: Khoa Triết học